NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

KHÁI NIỆM ĐIỀU LỆ CÔNG TY

  • Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên, cổ đông trong công ty về thành lập và hoạt động công ty, được xây dựng dựa trên pháp luật doanh nghiệp. Điều lệ được chủ sở hữu, các thành viên, các cổ đông xác nhận từng trang nội dung khi thành lập doanh nghiệp. Nội dung của  Điều lệ công ty có thể xây dựng chi tiết, quy định riêng đối với từng công ty do thành viên, cổ đông thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
  • Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ công ty
Điều lệ công ty có vai trò quan trọng khi thành lập mới công ty

NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện
  • Ngành, nghề kinh doanh( Các ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành quốc gia không kinh doanh ngành nghề mà nhà nước cấm)
  • Vốn điều lệ; (tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần)
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Bạn nên tham khảo : Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

QUY ĐỊNH ĐIỀU LỆ KHI ĐĂNG KÍ DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY :

  • Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

ĐIỀU LỆ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHẢI CÓ HỌ, TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

VAI TRÒ CỦA ĐIỀU LỆ CÔNG TY

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014 xuất hiện lặp đi lặp lại rất nhiều lần các cụm từ như: “Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”, “trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì…”, “do điều lệ công ty quy định”. Như vậy có thể thấy pháp luật đã thừa nhận vai trò quan trọng của Điều lệ công ty. Trong nhiều hoạt động của công ty cũng như những tranh chấp phát sinh, những quy định của điều lệ công ty nếu không trái pháp luật sẽ được ưu tiên áp dụng. Những vai trò đó cụ thể là:
  • Cân bằng lợi ích, trách nhiệm giữa các thành viên trong công ty: Việc Điều lệ ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cỏ đông sáng lập; cũng như nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh giúp đảm bảo lợi ích cho các thành viên. Tương ứng với lợi ích mà mỗi thành viên có được thì họ cũng cần thực hiện những trách nhiệm với công ty.
  • Tạo cơ chế vận hành: Khi công ty có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, phân quyền rõ ràng thì hoạt động của công ty sẽ trơn chu, hiệu quả hơn rất nhiều. Với những gì được quy định trong điều lệ sẽ tạo ra cơ chế vận hành cho công ty, các thành viên của công ty tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, từ đó các hoạt động sẽ dần đi vào ổn định và tạo đà phát triển.
  • Căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ : Mỗi công ty lại có một cơ chế hoạt động riêng, mỗi chủ sở hữu lại có áp dụng những “nghệ thuật kinh doanh” cũng như “triết lý lãnh đạo” riêng, Điều lệ phần nào phản ánh được điều ấy. Cho nên phương thức, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các công ty là hoàn toàn không giống nhau. Điều lệ chính là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh giúp công ty tiếp tục hoạt động ổn định.

FADI là công ty chuyên tư vấn thành lập công ty – tư vấn pháp luật với phương châm : Nhanh Chóng – Nhiệt TìnhChính Xác Hoàn Toàn Miễn Phí. Với đội ngũ nhân viên lâu năm và có kinh nghiệm , đến với FADI bạn sẽ được tư vấn chi tiết nhất về thủ tục thành lập công ty, cách thức đặt tên, những quy định của pháp luật…

Liên hệ với FADI ngay : 0972 587 840 hoặc qua Facebook

► Tham khảo : Đăng ký công ty online năm 2025 tại nhà để FADI tư vấn cho bạn cách đăng ký online tại nhà nhé (hoàn toàn miễn phí).

► Tham khảo : Quy định pháp luật về tên doanh nghiệp để biết được những quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp.

back to top